Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

[Văn hóa-Lao Động] - Quảng Ngãi: Người dân đổ xô đi tìm song mây

Những ngày này, giữa rừng Trường Sơn, có hàng trăm người tứ xứ lại đổ về tận cánh rừng thâm u để mưu sinh. Có những đoàn người đột kích vào rừng để đốn gỗ, khai khoáng… làm lâm tặc. Nhưng, có những đoàn người dân tộc Hơ’Rê, ở huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi kéo cả làng, vượt hàng trăm cây số, ra tận Quảng Nam, lên rừng Nam Giang để khai thác mây rừng (song mây).


Mây thân sợi, được bọc trong những bẹ đầy gai. Gai mây sắc nhọn từ thân đến lá nên tay người nát tương.

Họ phải vượt gần 100km xuống Quảng Ngãi, ra Quảng Nam và ngược hàng trăm cây số nữa để lên tận xã biên giới ĐắkPring, huyện Nam Giang, Quảng Nam để vào rừng, khai thác mây. Trung bình, một ngày mỗi người đốn khoảng 100 sợi mây (mỗi sợi dài 5m), thu nhập gần 200.000 đồng. Tuy vất vả, nhưng đây là khoảng thu nhập lớn so với công việc ở quê nhà.

Mây là một loại lâm sản, thân sợi, là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, thuộc họ cau, dừa. Song mây phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đới của Châu Á, Châu Úc, Châu Phi. Mây có đặc tính bóng, đẹp, bền, nhẹ, dẻo- dễ uốn, có thể kết hợp với kim loại và các vật liệu khác như gỗ, da, nhựa…

Vì vậy, mây là lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ đựng... sản xuất hàng mỹ nghệ để xuất khẩu.

Dưới đây là những hình ảnh về cách khai thác song mây:


Hằng ngày, họ chia nhau vào rừng tìm các bụi mây, đốn, tước bẹ, đoạn khúc theo quy cách.

Để cuối ngày có được những bó mây hàng trăm sợi như thế này, người khai thác phải chịu tươm máu đầy người.

Chiều tối, họ nai lưng kéo bó mây về lán trại, kiểm đếm thành quả. Ảnh: Thanh Hải

Chủ hàng vào tận rừng để thu mua, 100 sợi là 200.000 đồng. Ảnh: Thanh Hải

... và bữa ăn đơn sơ bằng rau rừng, ốc suối và ngủ lều bạt ven rừng. Ảnh: Thanh Hải

0 nhận xét:

Đăng nhận xét